Cách PHÂN BIỆT INOX 201 và INOX 304. Hiện nay, nhu cầu sử dụng inox 201 rất nhiều nhằm thay thế cho inox 304 vì vốn dĩ giá inox 304 cao hơn, tuy nhiên đối với những sản phẩm, công trình, dự án đòi hỏi chất lượng cao thì điều này là không thể. Dưới đây là những so sánh sự khác biệt của hai loại inox và 5 tuyệt chiêu phân biệt inox 304 bạn cần phải biết. Thành phần hóa học: Sự chênh lệch về giá inox 304 và inox 201 là do thành phần hóa học quyết định. Trong inox 201, Mangan đã được dùng như là yếu tố chính để thay thế Niken theo tỷ lệ 2: 1, cụ thể: + Inox 201: 4,5% Niken và 7,1% Mangan + Inox 304: 8,1% Niken và 1% Mangan Với thành phần hóa học như trên có thể thấy hàm lượng Niken trong inox 304 là rất cao điều này dần đến giá inox 304 hiển nhiên cao hơn inox 201 kéo theo đó là các đặc tính về khả năng chống ăn mòn/ oxy hóa, chống gỉ…cũng có nhiều chênh lệch. Các thông số kỹ thuật, đặc tính: Không thể phủ nhận inox 201 vẫn có những ưu điểm nhất định, cùng với đó là giá thành tương đối thấp, ứng dụng cho các ngành gia dụng, sản xuất,…Tuy nhiên, nhằm giúp cho các bạn có thể tìm hiểu sâu và cụ thể hơn về hai loại inox 304 và inox 201 dưới đây là các so sánh chi tiết về các thông số kỹ thuật cũng như các đặc tính chất. Thông số kỹ thuật, đặc tính | Inox 304 | Inox 201 | Khối lượng riêng | Cao hơn inox 201 | Thấp hơn inox 304 | Độ dát mỏng | Vì có tính dẻo cao nên khả năng dát mõng của Inox 304 là rất tốt, tiết kiệm được năng lượng, sử dụng trong hầu hết các chi tiết Inox | Khó thực hiện hơn Inox 304 | Độ cứng | Độ cứng thấp hơn Inox 201 nhưng có thể tăng khi nhiệt độ thấp. | Hàm lượng Mangan cao làm độ cứng của Inox 201 cao, không tiết kiệm năng lượng. | Độ bền | Độ bền cao | Độ bền thấp hơn | Khả năng chống ăn mòn | Chống ăn mòn rất cao khi tiếp xúc với hóa chất, hay trong các môi trường hóa học. | Khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304, ứng dụng trong môi trường kháng vừa và nhẹ. | Tính từ | Không hút nam chấm | Hút nam châm nhẹ | |